Marketplace là mô hình kinh doanh online mới xuất hiện và nở rộ trong những năm gần đây, bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh qua hình thức này (từ cá nhân đến doanh nghiệp). Vậy Marketplace là gì và có nên kinh doanh, bán hàng trên Marketplace không?
Nội dung bài viết
I. Marketplace là gì?
Marketplace có thể hiểu đơn giản là chợ Online (sàn giao dịch) trên môi trường thương mại điện tử, nơi kết nối người bán và người mua để có thể thực hiện mua bán sản phẩm.
Ở Việt Nam, mô hình này xuất hiện từ năm 2013 với cái tên đi đầu là Lazada. Sự xuất hiện của Lazada đã đánh dấu bước chuyển từ mô hình B2C (Business to Customer) (mô hình được các doanh nghiệp theo đuổi ở thời kỳ đầu của thương mại điện từ) sang mô hình C2C (Customer to Customer).
Theo mô hình thương mại điện tử truyền thống B2C các công ty sẽ tốn một khoản chi phí lớn cho việc đầu tư vào hàng hóa (cả chủng loại và số lượng), kho bãi, vận chuyển… Việc chuyển sang mô hình Marketplace C2C đã khắc phục những khó khăn trên, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, nhà bán lẻ đến các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
II. Sự phát triển của nền tảng Marketplace
Marketplace đang ngày càng phát triển, không chỉ xuất hiện thêm nhiều sàn thương mại điện tử: Tiki, Sendo, Shopee,… mà còn nở rộ trên mạng xã hội với Facebook Marketplace, Zalo Marketplace. Với số lượng người dùng lên đến 68 triệu người, Facebook Marketplace tại Việt Nam là một kênh có nhiều cơ hội phát triển.
Thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng phát triển, xu hướng mua sắm trực tuyến đang tăng dần. Dự báo, năm 2020, 1/3 dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Có thể thấy trong thời điểm đỉnh dịch COVID – 19 ở Việt Nam, khi doanh thu bán lẻ sụt giảm, doanh thu của một số doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử vẫn tăng 20 – 30% (thống kê của Bộ Công Thương). Vây nên Marketplace là mô hình doanh nghiệp không thể bỏ qua để đa dạng kênh tiếp cận nhiều khách hàng, đón cơ hội phát triển mới.
Phân loại Marketplace
Có 3 loại Marketplace: theo chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp.
- Marketplace theo chiều dọc: Đây là chợ “ảo” bán một loại sản phẩm đến từ nhiều nhà cung cấp. Ví dụ như Chợ Tốt Nhà là nơi bạn có thể tìm kiếm và kết nối các khách hàng có nhu cầu thuê/mua nhà với rất nhiều chủ nhà ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Marketplace theo chiều ngang: là mô hình cung cấp nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một ngành hàng, lĩnh vực.
- Chẳng hạn, Now Food thuộc loại Marketplace ngang cung cấp dịch vụ đặt đồ ăn và giao hàng kết nối các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với khách hàng.
- Marketplace hỗn hợp: Đây là mô hình với đa dạng các loại sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. Shopee là sàn thương mại điện tử theo thuộc mô hình này với danh mục sản phẩm đa dạng từ thời trang, đồ mẹ và bé, đồ gia dụng đến thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính,…
III. Ưu điểm khi kinh doanh trên Marketplace
Để kinh doanh online hiệu quả, mở rộng bán hàng trên Marketplace là bước đi được nhiều doanh nghiệp/ cá nhân lựa chọn.
- Khi tham gia Marketplace bạn được thừa hưởng những lợi thế của sàn thương mại điện tử đó như tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ, nền tảng Web hiện đại, cơ hội bán hàng từ những chiến dịch quảng cáo, chương trình giảm giá,… Thêm nữa là uy tín của các sàn cũng là một tiêu chí để khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm tại gian hàng của bạn.
- Tiết kiệm chi phí: Mở gian hàng trên Marketplace cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Những chi phí như kho bãi, quản lý hàng hóa, vận chuyển,… sẽ được giảm đáng kể.
IV. Nhược điểm khi kinh doanh trên Marketplace
Bên cạnh những ưu điểm, việc kinh doanh trên Marketplace cũng có một số nhược điểm:
Phí hoa hồng
Đây là loại phí bạn phải trả cho nền tảng Marketplace trên mỗi đơn hàng thành công. Trước khi đăng ký gian hàng, bạn nên hỏi rõ các khoản chi phí phát sinh.
Chẳng hạn phí thanh toán với mỗi đơn hàng thành công trên Shopee là 2% tổng giá trị thanh toán của người mua. Ngoài ra còn có phí cố định, phí dịch vụ.
Cạnh tranh cao
Một sàn thương mại với rất nhiều nhà cung cấp và mức giá đưa giá cũng rất khác nhau nên cạnh tranh là điều tất yếu.
Để kinh doanh hiệu Online hiệu quả ngoài việc có gian hàng trên Marketplace bạn cũng có thể đầu tư xây dựng Website bán hàng riêng. Điều này giúp doanh nghiệp không phụ thuộc nhiều vào nền tảng của bên thứ 3, có kênh riêng để vừa quảng bá hình ảnh vừa bán hàng hiệu quả. Hơn nữa, với Website riêng bạn có thể thu thập thông tin người dùng để tiếp thị hiệu quả hơn.
Marketplace không còn là khái niệm mới trong thương mại điện tử nhưng mô hình này vẫn đang chứng tỏ được hiệu quả trên thị thường. Với sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam, trong tương lai Marketplace sẽ ngày càng thay đổi và doanh nghiệp không nên bỏ lỡ hình thức kinh doanh này!
V. Giải pháp nào để kinh doanh online hiệu quả?
Marketplace là một kênh bán hàng trực tuyến khá tiềm năng đối với những cá nhân có ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên đi kèm với đó là sự phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba, lâu dần bạn sẽ mất đi những thông tin giúp mình có thể chủ động kiểm soát và định hướng cho doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp lớn, Marketplace chỉ nên là một kênh bán hàng phụ. Bạn phải xây dựng một nền tảng kinh doanh trực tuyến cho riêng mình!
“Kết hợp kinh doanh trên cả Website và Marketplace”
Dù là kinh doanh online hay offline, bạn đều phải xác định đâu là kênh bán hàng chính mình muốn tập trung? Bạn không nên sử dụng kênh bán hàng mà mình không kiểm soát được dữ liệu như Marketplace để làm kênh chính thức. Vì vậy xây dựng website chính là cốt lõi trong bán hàng trực tuyến.
Mặc khác, xây dựng thêm kênh bán hàng Website là một cách để bạn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bởi với những khách hàng đã biết và muốn mua sản phẩm có thể truy cập trực tiếp vào Marketplace. Nhưng với những khách hàng muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn về sản phẩm hoặc các thông tin hữu ích trong một lĩnh vực, thì Marketplace khó tiếp cận và nuôi dưỡng được nhóm đối tượng tiềm năng này.
Lúc này để người dùng có thể tìm thấy bạn trên Google, thì SEO chính là cách bền vững và chất lượng nhất.
Xem ngay: Website là gì? Phân biệt các loại website mới nhất
VI. Kết luận
Kinh doanh trực tuyến trên Marketplace ngày càng được nhiều người lựa chọn để gia tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, đây không nên là nền tảng chính nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài. Bạn cần có “tài sản” riêng cho mình chính là website, sau đó kết hợp với SEO và các công cụ tiếp thị khác (Email Marketing, Facebook Marketing, Google Ads,…) để tiếp cận khách hàng, thu thập dữ liệu. Đồng thời sử dụng Marketplace để mở rộng thị trường kinh doanh.